• Chuyên cung cấp thiết bị phòng cháy chữa cháy chính hãng giá thành rẻ và phục vụ tốt nhất trên địa bàn Vinh Nghệ An và toàn quốc

Đắc nhân tâm thấu hiểu con người khi xem Tây Du Ký

Lượt đọc: 3601

BỐN KIỂU TÍNH CÁCH TRONG TẬP THỂ “TÂY DU KÝ
Theo cách nói “Núi Linh Sơn ở trong tâm chúng ta”, thì hành trình đi thỉnh kinh của Đường Tăng thực ra cũng là hành trình trưởng thành của tâm tính. Những gì ông trải qua, thay vì nói đó là những khó khăn hiểm trở về mặt địa lý, chỉ bằng nói đó là những khó khăn trở ngại về
mặt tâm lý.


Thậm chí chúng ta cũng có thể nói như thế này: Mỗi người đi trên con đường thỉnh kinh đều là Đường Tăng. Còn thầy trò Đường Tăng chính là bốn khía cạnh khác nhau trong tính cách của mỗi người đi thỉnh kinh.Hoặc bạn cũng có thể coi họ là một tập thể tuyệt vời. Trong tập thể này, bốn người đại diện cho bốn loại tính cách khác nhau. Quá trình sang Tây Thiên thỉnh kinh, thực ra cũng là quá trình hợp tác thú vị của bốn loại tính cách trong một tập thể. 81 kiếp nạn chính là những khókhăn khác nhau chúng ta gặp phải trong cuộc sống và quá
trình lập nghiệp. Khi khó khăn xuất hiện, bạn sẽ phát hiện các kiểu tính cách khác nhau sẽ có phản ứng và lý giải khác nhau đối với khó khăn,
ĐƯỜNG TĂNG - NGƯỜI ĐẠI DIỆN CHO TÍNH CÁCH CẦU TOÀN


Sở thích của Đường Tăng là khám phá thế giới tâm linh của con người, theo đuổi sự thưởng thức nghệ thuật ở mức độ chân thiện mỹ tuyệt đỉnh. Ông có thể dùng tài hoa xuất chúng và lối tư duy chặt chẽ để hoàn thành những công trình khiến người khác phải ngưỡng mộ. Ngay từ lúc còn nhỏ, Đường Tăng (lúc đó là cậu bé Giang Lưu) đã có suy nghĩ chín chắn, thận trọng, thực hiện thành công kế hoạch báo thù của mình, đưa tên côn đồ Lưu Hồng - kẻ giết cha, cướp me - ra trước ánh sáng pháp luật. Khi trưởng thành, ông trở thành một nhà tư tưởng, và cuối cùng trở thành một vị thần tăng tinh thông đông tây kim cổ. Ông là người nghiêm túc, cẩn thận, coi trọng chi tiết, hết mình
theo đuổi chân lý. Chính vì thế, ông được Quán Thế Âm Bồ Tát xem là người lý tưởng có thể giao phó trọng trách sang Tây Thiên thỉnh kinh. Câu danh ngôn tâm đắc của ông là: “Đối với những việc đáng phải làm thì nên cố gắng làm tốt nhất”. Vì thế, điều ông quan tâm không phải là làm nhanh như thế nào, mà là làm tốt như thế nào. Ông là đại diện tiêu biểu cho những người có yêu cầu cao đối với chất lượng công việc.
Giống như Đường Tăng, người có tính cách cầu toàn thường chú tâm đến mục tiêu lâu dài. So với những người có tính cách khác, họ suy ngẫm nhiều hơn, vì thế luôn có thể đứng ở tầm nhìn cao hơn để nhìn nhận vấn đề. Họ có những tài năng thiên bẩm khác người, được bộc lộ ở nhiều phương diện như âm nhạc, triết học, nghệ thuật. Đôi mắt tinh tường của họ có thể nhận biết được ai là anh hùng. Họ ngưỡng mộ anh hùng, và rơi lệ vì tình cảm. Họ tôn sùng phẩm chất đạo đức cao thượng, hơn nữa không biết mệt mỏi khám phá ý nghĩa của cuộc đời. Họ thích đưa ra sự quy hoạch đối với sự nghiệp mà họ đã lựa chọn, đồng thời đảm bảo rằng mỗi chi tiết đều được làm đến mức
hoàn mỹ. Song, khuynh hướng của chủ nghĩa cầu toàn khiến cho họ đưa ra những yêu cầu quá khắt khe đối với bản thân và
79 còn nhỏ, Đường Tăng (lúc đó là cậu bé Giang Lưu) đã có suy nghĩ chín chắn, thận trọng, thực hiện thành công kế hoạch báo thù của mình, đưa tên côn đồ Lưu Hồng - kẻ giết cha, cướp me - ra trước ánh sáng pháp luật. Khi trưởng thành, ông trở thành một nhà tư tưởng, và cuối cùng trở thành một vị thần tăng tinh thông đông tây kim cổ. Ông là người nghiêm túc, cẩn thận, coi trọng chi tiết, hết mình
theo đuổi chân lý. Chính vì thế, ông được Quán Thế Âm Bồ Tát xem là người lý tưởng có thể giao phó trọng tráchsang Tây Thiên thỉnh kinh. Câu danh ngôn tâm đắc của ông là: “Đối với những việc đáng phải làm thì nên cố gắng làm tốt nhất”. Vì thế, điều ông quan tâm không phải là làm nhanh như thế nào, mà là làm tốt như thế nào. Ông là đại diện tiêu biểu cho những người có yêu cầu cao đối với chất lượng công việc.
Giống như Đường Tăng, người có tính cách cầu toàn thường chú tâm đến mục tiêu lâu dài. So với những người có tính cách khác, họ suy ngẫm nhiều hơn, vì thế luôn có thể đứng ở tầm nhìn cao hơn để nhìn nhận vấn đề. Họ có những tài năng thiên bẩm khác người, được bộc lộ ở nhiều phương diện như âm nhạc, triết học, nghệ thuật. Đôi mắt tinh tường của họ có thể nhận biết được ai là anh hùng. Họ ngưỡng mộ anh hùng, và rơi lệ vì tình cảm. Họ tôn sùng phẩm chất đạo đức cao thượng, hơn nữa không biết mệt mỏi khám phá ý nghĩa của cuộc đời. Họ thích đưa ra sự quy hoạch đối với sự nghiệp mà họ đã lựa chọn, đồng thời đảm bảo rằng mỗi chi tiết đều được làm đến mức
hoàn mỹ. Song, khuynh hướng của chủ nghĩa cầu toàn khiến cho họ đưa ra những yêu cầu quá khắt khe đối với bản thân và người khác. Bởi vì khá nhạy cảm đối với khuyết điểm của sự vật, nên họ luôn không thể sống vui vẻ, hơn nữa rất dễ bị tổn thương. Họ là những người sống hướng nội, hay từ trách bản thân, thậm chí tự chuốc cho mình những phiền muộn không đáng có.

TÔN NGỘ KHÔNG - ĐẠI DIỆN TIÊU BIỂU CỦA KIỂU TÍNH CÁCH MẠNH MẼ


Dường như Ngộ Không luôn tràn đầy sức sống, lúc nào cũng nỗ lực vượt qua giới hạn của bản thân. Trong từ điển của Tôn Ngộ Không có hai từ quan trọng là: mục tiêu và thành công.
Giống như Tôn Ngộ Không, người có kiểu tính cách mạnh mẽ thường là người làm việc giỏi. Họ thường là nhân vật cốt cán trong công ty, doanh nghiệp. Họ chỉ quan tâm đến kết quả của công việc mà không hề quan tâm đến tình cảm con người, bằng mọi cách để đạt được mục đích. Họ thích điều khiển mọi chuyện, đồng thời dựa trên ý muốn của bản thân ra lệnh cho người khác. Họ thường có biểu hiện áp đặt, cửa quyền, thô lỗ, lạnh nhạt.
TRƯ BÁT GIỚI - ĐẠI DIỆN CHO KIỂU TÍNH CÁCH SÔI NỔI


Nếu nói rằng, người có kiểu tính cách cầu toàn như  Đường Tăng tôn sùng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, người có kiểu tính cách mạnh mẽ như Tôn Ngộ Không tồn sùng khả năng làm việc, thì kiểu tính cách sôi nổi của Trư Bát Giới tôn sùng niềm vui. Kết quả thăm dò cho thấy, Trư Bát Giới được nhận xét là nhân vật thú vị và sống động nhất trong tác phẩm “Tây Du ký”. Giống như Trư Bát Giới, người có tính cách sôi nổi thường là người nhiệt tình, sống hướng ngoại, thích bộc lộ tình cảm. Họ biết cách tìm thấy niềm vui trong công việc. Họ thường là những ông vua kể chuyện với phong cách nói thao thao bất tuyệt. Cuộc sống của họ luôn tràn đầy
sắc màu. Song, dường như họ luôn là người nói nhiều làm ít. Những nơi họ có mặt luôn tràn đầy tiếng cười, nhưng khi khó khăn xuất hiện, khó tìm thấy bóng dáng của họ. Dường như họ là những đứa trẻ không bao giờ trưởng thành, thích sống an nhàn, sợ khó khăn, thiếu tinh thần trách nhiệm.
SA NGỘ TĨNH - ĐẠI DIỆN CHO KIỂU TÍNH CÁCH ÔN HÒA


Khi Đường Tăng suy ngẫm, Tôn Ngộ Không lăn lộn với công việc, Trư Bát Giới cười nói, thì Sa Ngô Tĩnh lặng lẽ như một cái bóng, quan sát mọi chuyện. Khi Trư Bát Giới lớn tiếng quát tháo, Tôn Ngộ Không đấm đá, Đường Tăng buồn bã, thì chỉ có Sa Hòa Thượng vẫn bình thản.
Nhân vật có tính cách ôn hòa, tâm trạng bình ổn này luôn có thể nhẫn nại đối phó với những cục diện phức tạp đầy biến động. Người ôn hòa có một đặc điểm khiến người khác phải ngưỡng mộ, đó là họ có thể giữ được bình tĩnh trước sóng gió. Họ có thói quen tuân thủ những quy tắc sẵn có của trò chơi, tránh những xung đột không cần thiết. Họ luôn bằng lòng với bản thân, không có những kỳ vọng và yêu
cầu quá cao đối với cuộc sống, vì thế có thể sống bình yên trong sự thăng trầm của cuộc đời. Họ thân thiện và ôn hòa đến mức có thể đón nhận tất cả mọi phiền phức. Họ là bạn tốt của tất cả mọi người, bởi lẽ sự ôn hòa bẩm sinh của họ tạo nên mối quan hệ giao tiếp tốt đẹp. Song, dường như họ luôn không có chính kiến, không muốn chịu trách nhiệm, thiếu nhiệt tình. Họ không thích thể hiện bản thân, không thích trở nên nổi trội. Ho làm việc theo kiểu được chăng hay chớ, thậm chí có lúc còn lười biếng.

Vậy bạn thuộc tính cách nào ?
Trong văn hóa truyền thống của người phương Đông, Tây Thiên có nghĩa là sự kết thúc của sự sống, phục sinh rồi trở nên vĩnh hằng. Trên thực tế, sang Tây Thiên thỉnh kinh chính là hướng đến một tương lai không dự đoán trước được, để tìm kiếm về giá trị của cuộc đời. Xét trên góc độ này, thì trong chuyến lữ hành của cuộc đời, mỗi chúng ta đều là một sứ giả đi thỉnh kinh, lần lượt đảm nhận những vai diễn khác nhau trong tập thể. Giả sử, bạn có cơ hội đảm nhận việc diễn xuất “Tây Du ký”, không biết bạn sẽ lựa chọn vai diễn nào?
1. Vai diễn Đường Tăng, một người có đầu óc triết
học, hay là
2. Vai diễn Tôn Ngộ Không, nhân vật có năng lực làm
việc tốt, hay là
3. Vai diễn Trư Bát Giới hài hước đáng yêu, hay là
4. Vai diễn Sa Ngộ Tĩnh ôn hòa, gần gũi
Nếu bạn lựa chọn Đường Tăng, chứng tỏ bạn muốn
suy ngẫm nhiều hơn đến giá trị cuộc đời. 

Trong tập thể của bạn luôn có đủ 4 nhóm tính cách trên

tổng hợp từ GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHỤC HƯNG 

Nếu bạn thấy hay, hãy ủng hộ sản phẩm của Phục Hưng bằng cách liên hệ:

Hotline/zalo: 0982.212.114 - 0911.990.114 - 0965.321.114

Địa chỉ: Số 55, đường Phan Bội Châu, P. Quán Bàu, Tp. Vinh, Nghệ An

Gmail: ctyphuchung37@gmail.com

Website: diencophuchung.com

 

Hãy để lại comment bên dưới để được tư vấn về sản phẩm

Hỗ trợ mua hàng