Xây dựng chiến lược phát triển bền vững và thực hành tốt theo chiến lược ấy sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị lâu dài, kiểm soát tốt các rủi ro, linh hoạt thích ứng, tăng cường hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên, đồng thời nâng cao hình ảnh thương hiệu và thiện cảm của khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, đóng góp tích cực đến cộng đồng và môi trường xã hội.
Phát triển bền vững được hiểu là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
Trong khái niệm chung đó, với các doanh nghiệp, phát triển bền vững doanh nghiệp là một quy tắc, chiến lược mà doanh nghiệp đặt ra và thực hiện để đảm bảo cân bằng giữa lợi ích kinh tế và các vấn đề xã hội, môi trường. Các doanh nghiệp phải xây dựng quá trình vận hành và chiến lược quản trị để đảm bảo không tổn hại đến tài nguyên, lợi ích người lao động…
Như vậy, doanh nghiệp phát triển bền vững được đánh giá trên 3 khía cạnh, bao gồm: quá trình sản xuất sạch và hiệu quả; sản phẩm thân thiện với môi trường và thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội.
Ba bình diện kinh tế, xã hội thịnh vượng và môi trường của tam giác phát triển bền vững
Chiến lược phát triển bền vững sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng một cơ sở vững chắc để tạo ra giá trị lâu dài. Nó cũng giúp doanh nghiệp nhận biết và quản lý rủi ro tốt hơn, xây dựng các mô hình kinh doanh linh hoạt và bền vững cùng hệ thống quản lý hiệu quả để ứng phó với những biến đổi trong quá trình hoạt động, phát triển.
Với chiến lược phát triển bền vững, doanh nghiệp có thể tối ưu việc sử dụng tài nguyên và giảm lãng phí. Bằng cách áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng, tài nguyên tự nhiên và vật liệu, doanh nghiệp sẽ cải thiện hiệu suất sản xuất, giảm thiểu tác động môi trường và tiết kiệm chi phí. Điều này cũng góp phần gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường và mang lại các lợi ích kinh tế cả trước mắt và lâu dài. Hơn nữa, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định bền vững sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng thiện cảm từ khách hàng, nhân viên và cộng đồng, từ đó giúp tăng doanh số bán hàng và mở rộng thị trường tiềm năng.
Chiến lược ESG cũng giúp doanh nghiệp trở nên linh hoạt hơn để thích ứng tốt với những biến đổi nhanh chóng của thị trường, chẳng hạn như xu hướng tiêu dùng. Bằng cách đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, đổi mới liên tục, doanh nghiệp có thể tạo ra giá trị và duy trì sự cạnh tranh trong môi trường kinh doanh thường liên tục có sự thay đổi.
Về nguyên tắc, phát triển bền vững nói chung, phát triển bền vững cho doanh nghiệp nói riêng, là quá trình vận hành đồng thời ba bình diện phát triển: kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, công bằng, ổn định, văn hóa đa dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững.
Từ nguyên tắc chung này, có ba khía cạnh doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý khi hướng đến phát triển bền vững, đó là:
Như vậy, khi hướng đến phát triển bền vững, đầu tiên doanh nghiệp cần tiết kiệm các nguồn lực đầu vào (nguyên liệu, năng lượng) và hạn chế tối đa các loại chất thải. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần thực hiện đồng bộ từ sản xuất, phân phối, xử lý, tái chế sản phẩm theo hướng giảm thiểu việc tiêu thụ các nguồn lực và hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến môi trường. Việc xem xét tất cả các khâu liên quan đến vòng đời sản phẩm cần được ưu tiên ngay từ đầu, đồng thời chú trọng áp dụng công nghệ sản xuất sạch nhằm hạn chế tối đa các tác động đến môi trường.
ESG (viết tắt từ bộ 3 tiêu chí Environmental, Social và Governance) là bộ cơ sở giúp các doanh nghiệp lên kế hoạch, chiến lược phát triển bền vững và thực hiện nó một cách hiệu quả. ESG sẽ định hướng cho doanh nghiệp cách quản lý rủi ro cũng như nắm bắt các cơ hội phát triển trong 3 khía cạnh:
Tùy ngành nghề, quy mô và mục tiêu mà mỗi doanh nghiệp có kế hoạch xây dựng chiến lược cũng như tốc độ thực hiện ESG phù hợp. Quy trình 5 bước dưới đây là cơ sở giúp các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch và thực hành ESG hiệu quả hơn.
Điều quan trọng, một doanh nghiệp không thể phát triển bền vững khi đứng riêng lẻ mà phải có sự liên kết chặt chẽ, xuyên suốt trong chuỗi cung ứng. Chính vì thế, nhiều chuyên gia cho rằng, mỗi doanh nghiệp cần hành động mạnh mẽ hơn nữa và cần hợp tác để cùng nhau phát triển bền vững và cùng cộng đồng chung tay thực hiện phát triển bền vững.
0982.212.114 0911.990.114