• Chuyên cung cấp thiết bị phòng cháy chữa cháy chính hãng giá thành rẻ và phục vụ tốt nhất trên địa bàn Vinh Nghệ An và toàn quốc

Các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động

Lượt đọc: 1442

Để làm tốt công tác này, việc đưa ra các tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật về an toàn lao động, vệ sinh lao động là cơ sở để ban hành các văn bản quy phạm có chất bắt buộc áp dụng. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn đó được xây dựng và quy định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở sự nghiên cứu khoa học đầy đủ và áp dụng đối với các đơn vị sử dụng lao động.

                

Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kĩ thuật và yêu cầu quản lí dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động có thể hiểu là những quy định về đặc tính kĩ thuật và yêu cầu quản lí dùng làm chuẩn trong an toàn lao động, vệ sinh lao động và bắt buộc áp dụng đối với đon vị sử dụng lao động. Có hai loại tiêu chuẩn là tiêu chuẩn cấp nhà nước áp dụng đối với mọi đon vị sử dụng lao động và tiêu chuẩn cấp ngành do các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm xây dựng, ban hành, hướng dẫn áp dụng tại các đơn vị sử dụng lao động trong phạm vi ngành đó. Theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động và công bố tiêu chuẩn quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động . Trên cơ sở đó, bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trong phạm vi quản lí được Chính phủ phân công.

                        

Quy chuẩn kĩ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kĩ thuật và yêu cầu quản lí mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường, bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác (Khoản 2 Điều 3 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn lã thuật năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2018). Theo đó, các quy chuẩn kĩ thuật về an toàn lao động, vệ sinh lao động là bắt buộc áp dụng đối với các đơn vị sử dụng lao động có liên quan. Quy chuẩn kĩ thuật về an toàn lao động, vệ sinh lao động là loại quy phạm pháp luật lao động đặc biệt, về hình thức, nó cũng có đầy đủ các bộ phận cấu thành như quy phạm pháp luật thông thường. Nhưng xét về nội dung, nó chứa đựng những yêu cầu kĩ thuật hay y tế nghiêm ngặt, là kết quả của những nghiên cứu khoa học về an toàn lao động, vệ sinh lao động được pháp điển hoá thành các quy phạm pháp luật. Cơ quan có thầm quyền trong việc chủ trì tổ chức lập kế hoạch xây dựng các quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong quá trình phôi hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan. Các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng, ban hành quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trong phạm vi quản lí được Chính phủ phân công (Khoản 2 Điều 87 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 Khoản 2 Điều 87 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015). Việc thẩm định tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật.

Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật quốc gia, quy chuẩn kĩ thuật địa phương về an toàn lao động, vệ sinh lao động để xây dựng nội quy, quy trình làm việc, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, nơi làm việc. Trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn đó, pháp luật lao động quy định cụ thể trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đáp ứng các yêu cầu cụ thể về điều kiện nơi làm việc để đảm bảo thiết lập môi trường lao động thuận lợi, hạn chế tối đa những yếu tố nguy hiểm, rủi ro đối với người lao động. Việc quy định bắt buộc thực hiện các quy phạm về an toàn, vệ sinh lao động đã thể hiện vai trò của Nhà nước trong việc bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của người lao động.

1. Quy định về trang bị phương tiện bảo vệ người lao động

Biện pháp trang bị phương tiện bảo vệ người lao động có ý nghĩa thiết thực, trực tiếp nhất đối với việc bảo vệ sức khoẻ của người lao động nhằm ưánh khỏi những tác động tiêu cực của các yếu tố môi trường lao động. Ở phạm vi rộng, phương tiện bảo vệ người lao động bao gồm các phương tiện kĩ thuật an toàn, vệ sinh lao động, thường được lắp đặt tại nơi sản xuất, có tác dụng hạn chế các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động, bảo vệ sức khoẻ chung của mọi người lao động và các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân, được trang bị cho từng người lao động, bao gồm nhiều loại, tùy thuộc vào mục đích bảo vệ (kính mắt, mũ bảo hiểm, găng tay, quần áo bảo hộ,...). Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử dụng lao động hang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn và phải sử dụng trong quá trình làm việc. Việc hang cấp các phương tiện bảo vệ cá nhân phải đảm bảo các nguyên tắc đúng chủng loại, đúng đối tượng, đủ số lượng, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật quốc gia, không phát tiền thay cho việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân, không buộc người lao động tự mua...( Điều 23 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015). Người sử dụng có trách nhiệm giám sát người lao động sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân.

                                    

2. Chế độ an toàn, vệ sinh lao động đối với một số loại lao động đặc thù

- An toàn lao động, vệ sinh lao động đoi với lao động nữ: An toàn lao động, vệ sinh lao động đối với lao động nữ được pháp luật ghi nhận thông qua các quy định về giới hạn danh mục công việc cấm sử dụng lao động nữ, các ưu tiên trong chế độ chăm sóc sức khoẻ, thời giờ làm việc nghỉ ngơi và điều kiện, môi trường lao động (Xem thêm: Điều 136, Điều 137 B Bộ luật lao động năm 2019). Các quy định này nhằm mục đích bảo vệ quyền làm mẹ, sức khoẻ của lao động nữ, đảm bảo bình đẳng giới.

An toàn lao động, vệ sinh lao động đối với lao động chưa thành niên: Pháp luật lao động quy định người sử dụng lao động phải đảm bảo điều kiện làm việc, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi (xem: Điều 145 Bộ luật lao động năm 2019). Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với lao động chưa thành niên được ghi nhận thông qua các quy định về môi trường làm việc, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi và danh mục những công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên (Xem thêm: Điều 144, Điều 147 Bộ luật lao động năm 2019).

An toàn lao động, vệ sinh lao động đối với lao động khuyết tật, lao động cao tuổi: Quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với hai đối tượng lao động đặc thù này bao gồm chế độ khám sức khoẻ định kì, cấm làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, không sử dụng lao động làm thêm, làm đêm và các trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh lao động (Xem: Điều 159, Điều 160 Bộ luật lao động năm 2019

                             

 Các bạn có thể tham khảo các sản phẩm Bảo hộ lao đông của công ty Phục Hưng Chúng tôi:

          - Quần áo bảo hộ lao động

         - Giày ủng bảo hộ lao động

     Chi tiết liên hệ:   CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CƠ ĐIỆN PHỤC HƯNG 37

279 Nguyễn Trãi, P.Quán Bàu, Tp.Vinh, Nghệ An

Hotline/Zalo: 0982.212.114 – 0911.990.114

Website: diencophuchung.com

Hãy để lại comment bên dưới để được tư vấn về sản phẩm

Hỗ trợ mua hàng